Đã từ rất lâu, ý thưởng về quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng Hà Nội trở thành những khu đô thị xanh, văn minh, hiện đại đã được giao cho nhiều đơn vị đảm nhiệm tuy nhiên hiện tại vẫn còn dang dở trên giấy. Lần này, bản quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã được TP. Hà Nội lập và đang khẩn trương lấy ý kiến các đơn vị liên quan để hoàn thiện, phê duyệt và ban hành vào giữa năm nay.
Quy hoạch chung Thủ đô tầm nhìn 2030-2050[/caption]Kỳ vọng tính khả thi của Quy hoạch nội đô
Trong những ngày qua, người dân Thủ đô vô cùng háo hức khi đón nhận những tin vui liên quan đến công tác Quy hoạch. Cụ thể, Thành phố đang khẩn trương hoàn thiện để phê duyệt các quy hoạch phân khu tại 4 quận nội đô lịch sử và phân khu đô thị dọc hai bên bờ sông Hồng. Có thể nói, đây là những bản đồ án quy hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giải quyết các tồn tại, bất cập, đồng thời tạo bước đột phá xây dựng đô thị xanh, văn minh, hiện đại, tạo sinh kế, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Các đồ án Quy hoạch lần trước hầu như đều giao cho các đơn vị tư vấn nước ngoài hoặc Doanh nghiệp bỏ vốn lập dưới hình thức xã hội hóa, tuy nhiên quyết định của Hà Nội lần này quy hoạch do Nhà nước làm mà không giao cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt, điểm nhấn trong Quy hoạch lần này là ưu tiên số 1 về quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Định hướng này của Thành phố đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía chuyên gia và người dân Thủ đô.
Hà Nội chuẩn bị quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.Đột phá quy hoạch tạo điểm nhấn cho Thành Phố
Cùng với việc xem xét phê duyệt quy hoạch tại 4 quận lõi của Thủ đô như: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng thì bản quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi quỹ đất nội ngày càng khan hiếm trong khi khu vực ven sông Hồng chủ yếu vẫn nguyên thủy là đất bãi bồi ven sông, việc chuyển thành đất đô thị sẽ mang lại giá trị tăng thêm rất cao. Đất chưa sử dụng hoặc đang tạm sử dụng vào mục đích nông nghiệp chuyển thành đất vàng đô thị có tính hấp dẫn đặc biệt.
Với tổng chiều dài khoảng gần 120km chảy qua nhiều quận, huyện, của Thủ đô, từ bao đời nay, sông Hồng có vai trò quan trọng và gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hà Nội. Sau khi bản Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được phê duyệt, vùng đất ven sông trải dài 40km, từ cầu Hồng Hà (huyện Đan Phượng) đến cầu Mễ Sở (Thường Tín, bao phủ diện tích 11.000ha thuộc địa giới 13 quận, huyện (55 phường, xã) sẽ là cơ sở để chính quyền địa phương triển khai các quy hoạch chi tiết, dự án cụ thể và là cơ sở để cấp phép xây dựng giúp cho người dân ổn định cuộc sống.
Đặc biệt, cần phát huy giá trị văn hóa lâu đời của sông Hồng và coi đó như một nguồn tài nguyên quý giá cần khai thác. Đó là các làng nghề, sản vật nông nghiệp của làng ven sông, những câu chuyện về nền văn minh của người Việt dọc sông Hồng.... Thậm chí cần gắn với khoa học công nghệ để nâng tầm thành sản phẩm phục vụ thương mại, du lịch, phát huy hiệu quả kinh tế.
Theo các chuyên gia của Hội đồng Kiến trúc Việt Nam thì việc quy hoạch xây dựng hai tuyến đường cấp đô thị dọc hai bên sông Hồng sẽ phải xem xét cách tổ chức tuyến. Quan trọng hơn đây là sẽ là trục cảnh quan chủ yếu tạo dựng không gian kiến trúc đô thị, cây xanh, công viên, các công trình điểm nhấn và quảng trường ven sông Hồng.
Quy hoạch định hướng sử dụng đất hai bên sông Hồng.Yếu tố cảnh quan cần được đặc biệt chú trọng để tạo nên tuyến đường cảnh quan độc đáo và duy nhất dọc sông Hồng của Hà Nội chứ không nhất thiết theo cách thiết kế của tuyến đường đô thị thông thường. Việc xây dựng hai tuyến đường cấp đô thị chạy dọc sông là nội dung thiết thực và quan trọng nhất trong quy hoạch phân khu sông Hồng lần này. Đây sẽ là tuyến giao thông nhằm tạo lập sự liên kết với giao thông Thành phố và giao thông khu vực
Hi vọng khi 6 quy hoạch phân khu nội đô lịch sử và quy hoạch phân khu sông Hồng được phê duyệt. Trên cơ sở những quy hoạch được duyệt, xu hướng tái thiết và phát triển đô thị tại Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Mục tiêu đến năm 2030, phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, Thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và cả khu vực sẽ sớm thành hiện thực. Trang chủ: https://ngoquocdung.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét